II. Kiểm tra bằng phương pháp không phá hủy
1. Kiểm tra bằng mắt thường (Visual Testing)
+ Kiểm tra trước khi hàn
∗ Kiểm tra bản vẽ, các tiêu chuẩn đặt ra cho liên kết hàn
∗ Kiểm tra chứng chỉ vật liệu được sử dụng có đủ và phù hợp với yêu cầu không.
∗ Kiểm tra gia công gá lắp, khe hở và mép vát có đúng với thiết kế không.
∗ Kiểm tra độ sạch của liên kết hàn
+ Kiểm tra trong khi hàn
∗ Kiểm tra các thông số của quy trình hàn.
∗ Loại vật liệu hàn tiêu hao.
∗ Nhiệt độ nung nóng trước khi hàn (nếu được yêu cầu).
∗ Vị trí hàn và chất lượng bề mặt vật hàn.
∗ Trình tự hàn.
∗ Xử lý các mối hàn đính và vệ sinh giữa các lớp hàn.
∗ Kích thước liên kết hàn.
∗ Nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt sau khi hàn.
+ Kiểm tra sau khi hàn
∗ Làm sạch bề mặt liên kết hàn (bề mặt mối hàn và vùng kim loại cơ bản)
∗ Quan sát kỹ bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp
∗ Kiểm tra kích thước của mối hàn so với bản vẽ thiết kế.
Kiểm tra không phá hủy bằng thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing)
Phương pháp này sử dụng một số chất lỏng có thành phần hoá học, màu sắc và độ nhớt phù hợp để dò ra các vết nứt trên bề mặt, rỗ bề mặt, để tiến hành sửa chữa và khắc phục lỗi nhanh và hiệu quả.
Phương pháp này sẽ không làm phá huỷ bề mặt, thường được áp dụng cho các vật liệu không nhiễm từ hoặc có độ xốp cao. Với ưu điểm là chi phí thấp, phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong thẩm định vật liệu kim loại, hàn,…
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột từ (Magnetic particle testing)
Đây là phương pháp kiểm tra dựa vào tính liên tục của các đường sức từ được tạo ra ở 2 cực của nam châm. Kiểm tra như vậy sẽ giúp dò ra khuyết tật bề mặt với độ tin cậy cao, giá thành rẻ nhưng không áp dụng được cho các vật liệu không nhiễm từ.
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing)
Kiểm tra không phá huỷ sử dụng sóng siêu âm truyền vào thiết bị được kiểm tra và đo lường độ phản hồi của chúng và xác định được hình dạng, kích thước và các khuyết tật bên trong các mối hàn. Áp dụng được cho rất nhiều vật liệu khác nhau, đo được chính xác, chụp rõ nét nhưng chi phí hơi cao.
Kiểm tra không phá hủy bằng chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing)
Kiểm tra bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ sẽ lấy được những hình ảnh rõ nét nhất về các khuyết tật trong máy, kết quả rất đáng tin cậy. Tuy nhiên cách làm này có thể gây ra nguy hiểm cho con người nếu được thực hiện không đúng quy trình, hoặc mất thời gian để các tia phóng xạ biến mất hoàn toàn.
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy (Eddy current testing)
Các ứng dụng của phương pháp dòng điện xoáy dùng để kiểm tra khuyết tật bề mặt đường ống, kiểm tra hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống, đánh giá được độ dẫn điện của vật được kiểm tra, đo kiểm tra độ ăn mòn, chiều dày lớp phủ rất chính xác, được rất nhiều cơ sở sử dụng.
Nhìn chung, việc kiểm định máy móc là việc cần thiết để đảm bảo an toàn trong lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng trên đây chính là những thông tin bổ ích để giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề này.