Kinh nghiệm chọn Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng

Aptomat là một trong những loại thiết bị đóng cắt vô cùng phổ biến. Chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chọn Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng ngay sau đây.

Kinh nghiệm chọn Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng
Kinh nghiệm chọn Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng

>>>> Mũi Hàn Hakko 900M-T-I Mũi hàn thiếc tương thích với mỏ hàn 907, 936…

  1. Aptomat là gì? 

    Aptomat hay còn gọi là thiết bị đóng cắt là một trong những dòng sản phẩm hết sức phổ biến. Aptomat còn được gọi là cầu dao tự động, viết tắt là CB. Khác với những dòng sản phẩm cầu dao trước đây, CB có thể tự động ngắt khi xảy ra những hiện tượng quá tải hoặc sự cố về điện. Những công ty, phân xưởng hoặc những khu vực cần sử dụng điện công suất lớn thường ưu tiên sử dụng Aptomat hơn cả vì độ an toàn của thiết bị này tương đối cao.

    Khi sử dụng và kinh doanh điện, yếu tố an toàn luôn được đặt lên đầu tiên. Thay vì sử dụng những dòng cầu dao truyền thống thì nhiều người lựa chọn cầu dao tự động. Hiện nay, những dòng Aptomat còn được tích hợp thêm các tính năng đặc thù để nâng cao độ an toàn. Một số loại Aptomat tiêu biểu phải kể đến là: Aptomat chống rò, Aptomat bảo vệ chống giật,… MCCB và MCB là hai loại thiết bị đóng cắt được sử dụng nhiều hơn cả bởi độ tiện lợi và bền bỉ.

  2. Kinh nghiệm chọn Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng

    Aptomat chống dòng rò (RCCB) LS 32GRhd series
    Aptomat chống dòng rò (RCCB) LS 32GRhd series

    Hiện nay, thiết bị đóng cắt ngày càng có nhiều loại với nhiều thương hiệu khác nhau. Khi lựa chọn mua cầu dao tự động, không ít người băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Thực tế thì tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà có những loại Aptomat phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý về địa chỉ bán thiết bị đóng cắt chính hãng để tránh mua phải hàng giả gây ra những rủi ro khi sử dụng điện. Khi lựa chọn cầu dao tự động, bạn phải tính toán dòng điện mà mình đang sử dụng.

    Cụ thể, bạn phải ghi nhớ cách tính dòng điện (I) như sau: I=P:U

    Trong đó các thông số lần lượt có ý nghĩa là:

    • P: Mức công suất tiêu thụ
    • U: Hiệu điện thế (thường là 220V)

    Bên cạnh đó, khi lựa chọn cầu dao tự động dùng cho gia đình, hộ kinh doanh bạn cần phải đảm bảo:  IB<in<iz< span=”” style=”box-sizing: border-box; outline: 0px;”></in<iz<>

    Trong đó:

    • IB là dòng điện max
    • IZ là dòng điện giới hạn

    Khi lựa chọn cầu giao tự động CB bạn cần tính toán kỹ về nhu cầu sử dụng của mình. Nếu không sẽ dễ chọn sai Aptomat gây ra tình trạng lãng phí khi sử dụng. Khi chọn CB tổng nên lưu ý chọn những loại I=63A, dòng điện 22V và P=13,860w là lý tưởng nhất. Không nên chọn CB tổng có mức công suất quá cao nếu không rất dễ xảy ra hiện tượng nhảy át khi đang sử dụng điện.

  3. Hướng dẫn chọn Aptomat chống giật

    Aptomat chống giật (ELCB) LS EBL series
    Aptomat chống giật (ELCB) LS EBL series
    • Lựa chọn CB chống giật có dòng điện định mức phù hợp cho mạch
    – Dòng điện định mức ghi trên CB phải phù hợp với dòng điện đang sử dụng, có thể chọn dòng điện định mức trên CB bằng từ 120% – 150% (ví dụ sử dụng thiết bị khoảng 12A thì có thể dùng loại CB 15 A).
    • Tính toán dòng điện quá tải
    – Trước khi lắp CB, cần thống kê toàn bộ công suất tiêu thụ điện của thiết bị để biết được cường độ dòng điện tối đa là bao nhiêu. Khi tính toán phải chú ý đến cả trường hợp phụ tải tăng dòng ở trạng thái khởi động, ví dụ như ở máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, mô tơ bơm nước… Chọn loại CB phù hợp, tức là số ampe (A) không quá cao so với kết quả đã tính toán.
    • Chú ý khi lắp đặt Aptomat chống giật
    – CB phải được bắt vít chắc chắn vào bảng điện và có nắp đậy. Đầu line in ở phía trên, đầu load ở phía dưới. Khi đấu dây thì nguồn AC được gắn vào các cọc line in, đầu ra cho phụ tải gắn vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì dễ tạo ra nguy hiểm khi sửa chữa.
    – Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.

    Những lưu ý khi chọn mua CB chống giật chính hãng

    Khi lựa chọn Aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh chọn nhầm không thể sử dụng được:

    – Chọn loại aptomat:

    • Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.

    – Chọn số pha / số cực:

    • Sai lầm thường thấy nhất là chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) dẫn tới át chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng cầu giao chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N). Đối với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) phải sử dụng aptomat 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N). Át chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.

    – Chọn dòng định mức:

    • Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Át thường. Đối với át chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức át thường lắp cùng RCCB.

    – Chọn dòng rò:

    • Át chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng át chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng át chống rò 100/200/500mA.

    Ngoài ra khi lựa chọn Aptomat bạn cần phải căn cứ vào các đặc tính làm việc của phụ tải Aptomat, không được phép cắt khi quá tải ngắn xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường. Sau đó ta chọn Aptomat theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất.

    Các lưu ý khi sử dụng

    Aptomat chống giật (ELCB) LS EBS-Fb series
    Aptomat chống giật (ELCB) LS EBS-Fb series
    • Không dùng ở nơi ẩm ướt, lắp át chống giật cho bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm.
    • Phải test trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không.
    • Khi mắc aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải. Nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.

    Các thương hiệu nổi tiếng phổ biến trên thị trường:

    Aptomat chống giật là thiết bị quan trọng trong các hệ thống điện tuy nhiên do chế tạo phức tạp nên giá thành cao hơn Aptomat thường gấp vài lần. Do đó nó không được sử dụng phổ biến bằng Aptomat thường. Nhà sản xuất cũng không chế tạo nhiều mã sản phẩm đa dạng như Aptomat thường.

    Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất Cầu dao chống giật tự động (CB chống giật) dùng cho điện 1 pha và 3 pha như:

    • Mitsubishi
    • Panasonic
    • Schneider
    • Chint

Mua tại đây >>> Máy Khò Nhiệt Cầm Tay Hiển Thị Nhiệt Độ Bằng LCD 60~600°C 2000W Vinasemi-2000D

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ