Để việc lựa chọn máy bơm chỉ diễn ra 1 lần và sử dụng ít nhất từ 5 đến 10 năm mà không gặp sự cố về sau, mời các bạn xem những kinh nghiệm dưới đây.
-
Máy bơm nước là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy bơm nước
Máy bơm nước giúp vận chuyển nước từ nơi này sang nơi khác, tăng áp lực cho đường ống nước trong gia đình, bơm hóa chất trong xí nghiệp nhà máy, đề phòng cho PCCC khi hỏa hoạn. Máy bơm nước được chuyên sử dụng trong các hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp,..
Cấu tạo của máy bơm nước gồm 2 phần chính: Động cơ điện và đầu bơm.
Động cơ điện bao gồm:
- Vỏ động cơ: Bảo vệ các chi tiết bên trong của động cơ điện.
- Phần tĩnh (Stato): Thành phần cơ bản của một động cơ điện.
- Trục quay (Rotor): Truyền chuyển động qua đầu bơm.
- Quạt: Làm mát động cơ.
- Bạc đạn: Cố định vị trí của Rotor và cho phép Rotor xoay vòng.
- Bảng điện: Truyền điện năng vào trong động cơ.
Đầu bơm bao gồm:
- Vỏ bơm: Thân bơm, bảo vệ bộ phận thủy lực của máy bơm.
- Cánh bơm: Tạo và định hướng chuyển động của nước bên trong máy bơm.
- Guồng bơm: Chuyển đổi năng lượng hoặc chuyển động do cánh bơm tạo ra thành áp năng.
- Phớt cơ học: Ngăn nước vào trong động cơ.
- Các gioăng tròn: Làm kín giữa các chi tiết của máy bơm.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm nước: Máy bơm nước hoạt động theo nguyên lý chung là hút hết không khí ra khỏi 1 đường ống nước (tạo hiện tượng chân không) để rút hết áp suất trở về 0. Từ đó, áp suất không khí sẽ đè lên mặt nước, làm cho nước trong ống dâng lên.
Khi thân bơm và ống hút được cung cấp đầy đủ nước, máy sẽ hoạt động theo quá trình hút đẩy. Quá trình này được diễn ra liên tục nhằm tạo ra dòng chảy không ngừng để giúp vận chuyển nước.
-
Những thông số kỹ thuật cơ bản cần hiểu của máy bơm nước gia đình.
-
Nguồn điện:
Máy bơm nước gia đình thì chủ yếu dùng điện 1 pha 220V, tuy nhiên cá biệt có một số gia đình có sử dụng điện 3 pha và máy bơm cũng sử dụng loại 3 pha 380V. Tuy nhiên máy bơm nước sử dụng điện 3 pha 380V thường là loại có công suất khá cao.
-
Công suất máy bơm (ký hiệu là P):
+ Công suất (P) của máy bơm biểu hiện cho mức độ tiêu thụ điện của máy bơm, đơn vị thường là W, KW, hoặc HP ( sức ngựa). 1HP bằng khoảng 0,74KW hay 740W, trong dân gian ( khu vực miền Nam) thường gọi là bơm 1 ngựa ( =1HP) hay 2 ngựa ( =2HP)…
+ Công suất bơm cũng có 2 loại là công suất khi chạy không có tải và công suất khi có tải. Thường thì trên máy bơm nếu không ghi rõ 2 loại công suất thì tức là chỉ ghi công suất khi chạy không tải.
-
Lưu lượng nước ( ký hiệu là Q):
– Lưu lượng nước là lượng nước được máy bơm lên bể trong một khoảng thời gian ( đơn vị thường dùng là lít /phút, mét khối / giờ).
– Thông số lưu lượng (Q) sẽ cho bạn biết với trường hợp cụ thể của bạn thì lượng nước bơm đầy bể trong khoảng bao nhiêu lâu.
– Để biết thông số chính xác giữa lưu lượng và cột áp ( cột áp = chiều sâu hút + chiều cao đẩy) ta cần phải xem biểu đồ cột áp và lưu lượng của máy bơm đó.
-
Cột áp (H):
Cột áp H = chiều sâu hút + chiều cao đẩy.
Ví dụ: Máy bơm của nhà bạn đặt trên cao so với mực nước trong bể chứa là 1,5 m, máy hút nước và đẩy lên trên tầng 5 ( chiều cao từ máy bơm đến nóc bể chứa là 14m), cột áp trong trường hợp này bằng 1,5 + 14 = 15,5 m.
-
Nhiệt độ (T)
Nhiệt độ của nước và môi trường xung quanh. T tính bằng °C.
Khi sử dụng máy bơm ít khi ta để ý thông số này, tuy nhiên nếu dùng bơm nước nóng như tăng áp cho bình thái dương năng, hay dùng bơm để vận chuyển nước nóng thì cần để ý máy bơm sử dụng được nước đến bao nhiêu độ.
-
Đường kính ống hút và ống xả:
+ Đơn vị đường kính ống tính bằng mm hoặc inch, ký hiệu là (“), quy đổi 1” bằng khoảng 25mm.
+ Theo đúng quy chuẩn thì phải chọn kích thước đường ống sau khi chọn loại máy bơm, tuy nhiên thường thì trong các hộ gia đình hiện nay đều làm ngược lại, tức là xây nhà xong rồi mới chọn mua máy bơm, hoặc máy bơm cũ hỏng phải mua máy mới ( trừ các công trình có thiết kế và tính toán chi tiết từ trước). Vì chọn máy bơm sau nên thường là đường ống không theo quy chuẩn và sẽ ảnh hưởng chút ít đến hiệu suất làm việc của máy bơm. Trong trường hợp này thì đằng nào ống cũng có sẵn rồi nên chỉ cần tính đến việc sử dụng cút nối chuyển đổi cho các loại ống kích thước khác nhau để lắp cho vừa máy bơm.
-
Độ sạch của nước:
Thường thì trong gia đình chúng ta thường dùng máy bơm để bơm nước sạch. Tuy nhiên nếu sử dụng để bơm nước bẩn, nước có lẫn cát ( ví dụ như dùng để thau bể, hút nước ao hay nước có lẫn sạn, cát… thì cần phải lựa chọn đúng loại máy, hoặc nếu không chọn được loại máy phù hợp thì chỉ nên chọn loại máy rẻ tiền thôi vì các loại máy đắt tiền nếu hút sạn và cát cũng sẽ rất nhanh chóng bị hỏng cánh bơm và buồng bơm.
-
-
Chọn loại máy bơm nước phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy bơm với đa dạng kiểu dáng, tính năng cũng như công suất khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại, máy bơm nước sẽ được chia làm 4 loại phổ biến để đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.
Máy bơm tăng áp
Đặc điểm: Máy bơm tăng áp là loại máy bơm được đặt sau bồn nước để tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống. Làm cho nước chảy ra mạnh hơn, nhiều hơn. Nếu hộ gia đình có nước yếu thì nên chọn máy bơm nước tăng áp.
Ưu điểm:
- Giữ ổn định áp suất trong hệ thống cấp nước để đáp ứng theo mục đích sử dụng.
- Sở hữu kích thước tương đối nhỏ gọn.
- Ít tiếng độ ồn khi vận hành, chống ăn mòn tốt.
- Dễ dàng tháo lắp và sửa chữa.
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối hơn cao (2 – 3 triệu) so với các dòng máy bơm nước khác.
- Chọn công suất bơm lớn nên sẽ tốn điện năng hơn.
- Ít chủng loại, mẫu mã hơn những loại máy bơm khác.
Có 4 loại máy bơm tăng áp phổ biến hiện nay:
Máy bơm tăng áp lắp ghép: Là dạng máy bơm đẩy cao có gắn thêm hệ thống gồm bình áp, rơ le áp lực. Dùng để bơm nước cho hệ thống nhiều đầu vòi ra và tăng áp lực nước cho toàn bộ tòa nhà.
Máy bơm tăng áp cơ: Là dòng máy bơm được chế tạo sẵn bình áp và rơ le áp lực. Được dùng phổ biến trong các hộ gia đình hiện nay bơi tính tiện dụng, làm việc tốt của máy.
Máy bơm tăng áp điện tử: Là dòng máy được điều khiển tự động bằng board mạch điện tử, máy bơm có thiết kế nhỏ gọn, hoạt động êm ả.
Máy bơm tăng áp có hệ thống biến tần: Là dòng máy tăng áp sử dụng công nghệ biến đổi tần số dòng điện để tự động điều chỉnh vòng quay của trục máy bơm.
Máy bơm đẩy cao
Đặc điểm: Máy bơm đẩy cao là loại máy bơm được đặt trước bồn nước được dùng để bơm nước từ giếng, bể nước ngầm lên bồn cao, để tưới tiêu trồng trọt, đẩy nước lên các nhà cao tầng. Bơm đẩy cao có thể bơm lên được độ cao trên 40m.
Loại máy này đảm bảo cho dòng nước lưu thông ổn định và có thể lọc nước sạch để đảm bảo cho sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ưu điểm:
- Máy thường ít lỗi hư và có tuổi thọ cao, dùng liên tục trong thời gian dài với hiệu quả làm việc cao.
- Đa dạng mẫu mã sản phẩm, nhiều thương hiệu có thể lựa chọn
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
Nhược điểm: Do cánh quạt nước của máy rất khít với buồng bơm nên khi đẩy nước lên cao. Máy bơm có tiếng kêu của dòng nước chảy nên đôi khi tiếng ồn này sẽ khiến người dùng khó chịu.
Máy bơm đẩy cao ly tâm
Đặc điểm: Máy bơm ly tâm là loại máy bơm công nghiệp thuỷ lực cánh dẫn, hoạt động trên nguyên tắc của lực ly tâm. Nước được đem vào tâm quay của cánh bơm và nhờ lực ly tâm để đẩy nước ra các mép của cánh bơm, cùng với sự phối hợp giữa lưu lượng, áp suất, tần suất trọng lực và trọng lượng riêng của chất lỏng, từ đó khiến nước chuyển động.
Máy bơm ly tâm thường sử dụng trong các hệ thống cần có lưu lượng đều và lớn. Điển hình như các hệ thống làm mát trong những phòng làm lạnh. Trong bơm cứu hỏa hay để tưới tiêu trong ngành nông nghiệp và trồng trọt.
Ưu điểm:
- Sở hữu công suất rất lớn, ít xảy ra xung động đường ống nên thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp xây dựng.
- Có kích thước nhỏ gọn.
- Kết nối dễ dàng với động cơ cao tốc mà không cần hộp giảm tốc.
- Dễ dàng tách rời khi di chuyển,
- Độ an toàn cao, ít sửa chữa trong khi vận hành.
Nhược điểm:
- Cấu tạo bơm ly tâm phức tạp.
- Hiệu suất kém với máy bơm có vòng quay nhỏ, kích thước đường ống hút của bơm ly tâm đòi hỏi lớn hơn và phải tiến hành mồi bơm trước khi vận hành.
Máy bơm đẩy cao chân không
Đặc điểm: Máy bơm chân không là một loại máy có thể bơm được cả nước và không khí. Đây là dòng máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn.
Ưu điểm:
- Tạo nên lực hút chân không cực mạnh, có thể hút được cả nước ở bể hoặc đường ống.
- Bền bỉ khi hút được nước lẫn không khí tốt hơn máy đẩy cao thường và máy bơm ly tâm.
Nhược điểm: Đường ống hút, xả nước nhỏ nên lưu lượng nước bơm ít hơn máy bơm ly tâm.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách chọn mua máy bơm nước phù hợp, tiết kiệm cho gia đình bạn. Hy vọng bạn chọn mua được máy bơm nước đúng nhu cầu của mình. Mời bạn ghé qua Khái Hưng Group tham quan nhé!
Mua tại đây >>> Máy bơm đẩy cao công suất lớn Panasonic GP-20HCN1SVN
CÔNG TY TNHH KHÁI HƯNG GROUP
Mã số thuế: 3603781895
Trụ sở: Số 379, Tổ 19, Khu phố 3, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam.
Điện thoại: 038 400 3478
Website: www.khaihunggroupvn.com
Email: sale@khaihunggroup.vn