Những Thiết Bị Bắt Buộc Phải Có Trong Phòng Sạch Đúng Tiêu Chuẩn

1. Thiết bị trong phòng sạch

Là những vật dụng, máy móc, dụng cụ được sử dụng trong phòng sạch. Giúp đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn của phòng sạch. Loại bỏ tối đa lượng bụi, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong phòng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu, lắp đặt và thi công phòng sạch đúng tiêu chuẩn cũng là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định cấp độ sạch của căn phòng.

2. Như thế nào là phòng sạch đúng tiêu chuẩn?

Phòng sạch (Cleanroom) : Phòng sạch là một phòng kín mà trong đó nồng độ hạt lơ lửng trong không khí cùng các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm và áp xuất đều bị khống chế và điều khiển để đem lại một hệ thống làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tinh vi và sạch sẽ.

Tiêu chuẩn phòng sạch là tổng hợp các yêu cầu về mặt kỹ thuật và các thông số kỹ thuật . Các thiết bị trong phòng sạch được lắp đặt đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao.  do bộ y tế ban hành, bộ chứng nhận chất lượng cung cấp để tạo nên một phòng sạch đảm bảo cho các thông số như : nhiệt độ, độ ẩm, và áp xuất được khống chế và kiểm soát theo đúng quy định an toàn. Công nhân, người lao động được bảo hộ kỹ càng, tuân thủ theo quy định.

Tiêu chuẩn phòng sạch federal standard 209 (1963)

Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được quy định vào năm 1963 (có tên lúc đó là 209) sau đó được hình thành và phát triển liên tục cải tiến thành các phiên bản 209A (1966) – 209B (1973) …. – 209E (1992)

Bảng giới hạn bụi trong tiêu chuẩn 209 (1963)

Tiêu chuẩn phòng sạch federal standard 209E (1992)

Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn (đơn vị thể tích không khí là m^3). Sự phân loại phòng sạch được xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0,5\mum.

Tiêu chuẩn phòng sạch ISO 14644-1

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standards Organization – ISO) đã có quy định về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành vào năm 1999 có tên là “ Phân loại độ sạch không khí “.

Cấp độ ISO Nồng độ tối đa cho phép của các hạt, hạt / m , có kích thước bằng hoặc lớn hơn các giá trị sau
>= 0,1 μm  >=  0,2 μm >=  0,3 μm  >=  0,5 μm >=  1,0 μm >=  5,0 μm
 ISO 1                                             10
 ISO 2                                           100                      24                 10
 ISO 3                                        1,000                    237               102                   35
 ISO 4                                      10,000                 2,370            1,020                 352                    83
 ISO 5                                           100               23,700          10,200              3,520                  832
 ISO 6                                 1,000,000             237,000        102,000            35,200               8,320                293
 ISO 7          352,000             83,200             2,930
 ISO 8       3,520,000           832,000           29,300
 ISO 9     35,200,000        8,320,000         293,000

    Bảng 3 tiêu phân loại phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO 14644-1

Phạm vi áp dụng

  • Phân loại độ sạch bề mặt theo nồng độ hạt  được giới hạn ở kích thước hạt từ 0,05 µm đến 500 µm.
  • Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại độ sạch của không khí trong phòng sạch dựa trên nồng độ của các hạt khí trong phòng sạch và khu vực sạch và trong các thiết bị cách ly phù hợp với ISO 14644-7.
  • Các hướng dẫn, thông số kỹ thuật và quy tắc chứng nhận phòng sạch liên quan đến nồng độ hạt trong không khí (kích thước dựa trên phân bố tích lũy từ 0,1 µm đến 5 µm).
  • Nồng độ của các hạt sol khí bằng hoặc lớn hơn giá trị quy định cần được xác định tại các điểm lấy mẫu cần thiết bằng cách sử dụng máy đếm hạt laze rời rạc dựa trên nguyên tắc tán xạ ánh sáng.

3. Một số ứng dụng của phòng sạch

Phòng sạch để sáng chế và sản xuất vi mạch điện tử

Phòng sạch để phục vụ ngành y tế : Phẫu thuật, cách ly, chăm sóc bệnh nhân đặc biệt

Phòng sạch để nghiên cứu và phát triển chăn nuôi, trồng trọt

Phòng sạch để phát triển sản phẩm mới

Phòng sạch để bảo quản mỹ phẩm

Phòng sạch để làm phòng thí nghiệm

4. Các thiết bị bảo hộ cho người lao động trong phòng sạch

Trang phục phòng sạch giúp bảo vệ sự an toàn cho người lao động. Tránh bị tổn thương khi tiếp xúc với hóa chất, dao kéo, làm việc trong môi trường có áp suất và nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài, chống tĩnh điện. Đồng thời, đồ bảo hộ góp phần hạn chế da chết, bụi, tóc của người lao động rơi xuống phòng sạch, gây nhiễm chéo.

  • Quần áo phòng sạch (Clean room garments, suit). Được sản xuất từ loại vải không bông xù, cách điện tốt như Polyester, sợi Carbon. Đơn giản, mềm mại, thoáng khí, tránh tích tụ nước, vi khuẩn, mồ hôi.
  • Giày, ủng phòng sạch (Clean room shoes). Giày thường được làm từ PVC, PU hay vải bạt có khả năng loại bỏ tĩnh điện, giải phóng ra khỏi cơ thể người sử dụng.
  • Bọc giày phòng sạch (Clean room shoes cover). Bao bọc giày được thiết kế bằng vải không dệt thân thiện với môi trường. Nhằm bọc lại giày, ủng, ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào phòng sạch.
  • Khẩu trang phòng sạch (Clean room mask). Khẩu trang chuyên dụng thường gồm 2 – 5 lớp. Trong đó, có 1 lớp chống tĩnh điện và 1 lớp chống giọt bắn sử dụng vải kháng khuẩn.
  • Mũ, nón trùm đầu phòng sạch (Clean room cap, head cover). Với chức năng hạn chế tóc, gàu, bụi rơi ra môi trường bên ngoài. Sản phẩm được làm từ Polyester chống bám bụi và cách điện.
  • Găng tay phòng sạch (Clean room gloves). Bao gồm găng tay cao su, găng tay chống tĩnh điện, găng tay phủ pu. Bảo vệ đôi bàn tay khỏi hóa chất, tạp chất, đem lại sự thoải mái, linh hoạt cho người sử dụng.

5. Các hệ thống thiết bị trong phòng sạch

  • Bộ lọc khí  FFU (Fan Filter Unit). Thanh lọc không khí, loại bỏ các hạt, cung cấp không khí sạch cho phòng. FTU có vỏ là thép mạ kẽm. Bên trong là quạt gió, màng lọc (lọc thô và lọc HEPA/ ULPA), hệ điều khiển quạt và mặt nạ soi lỗ khuếch tán khí.
  • Hộp lọc khí HFU (Hepa Box). Thiết bị lọc, cung cấp khí sạch không gắn quạt. Gồm 2 bộ phận là phần khung inox hoặc thép sơn tĩnh điện và phần lọc HEPA H13, H14…
  • Tủ cấy vô trùng (Clean Bench). Nhằm tạo ra môi trường vô trùng, cấp không khí liên tục vào khoang làm việc. Thường phục vụ cho các ngành công nghệ sinh học.
  • Hộp trung chuyển sản phẩm (Pass Box). Được dùng làm lối vận chuyển dụng cụ, vật tư, thành phẩm qua lại giữa các phòng có cấp độ sạch khác nhau.
  • Phòng sạch di động (Clean Booth). Gồm nhiều cấp độ làm sạch, có thể ngăn ra thành nhiều phòng, thiết kế linh hoạt, di động. Có thể đặt trong một phòng không sạch nhưng vẫn đạt cấp độ sạch.
  • Tấm lọc khí (Hepa Filter). Cấu tạo gồm khung nhôm và màng giấy lọc Hepa. Lọc sạch hạt bụi <0,3µm, có hiệu suất cao.
  • Tủ an toàn sinh học (Biological Safety Cabinet). Loại bỏ hạt bụi <0,3µm, cung cấp ánh sáng cho không gian làm việc. Sử dụng trong nghiên cứu, thí nghiệm, nuôi cấy vi sinh học.
  • Buồng tắm khí vô trùng (Air Shower). Là hệ thống trang bị vòi phun khí, thiết kế tại cửa ra vào phòng sạch. Nhằm loại bỏ bụi bẩn trên quần áo nhân viên và bề mặt hàng hóa.
  • Tủ vô trùng (Laminar). Cấp không khí vô trùng liên tục vào khoang làm việc sau khi đã qua màng lọc vi trùng. Tạo ra môi trường sạch để nuôi cấy, lưu trữ mô, tế bào, vi sinh, …

6. Thiết bị thi công trong phòng sạch

  • Vách ngăn, tường, trần phòng sạch (Clean room partition/ panel/ ceiling). Đều sử dụng tấm Panel có chức năng cách âm, cách nhiệt, chống ngấm nước và ẩm mốc. Không bám bụi và dễ dàng vệ sinh. Các tấm Panel có cấu tạo 3 lớp, gồm 2 lớp tôn mạ hợp kim nhôm kẽm và 1 lớp xốp EPS hoặc PU). Những tấm này liên kết với nhau bởi ngàm âm dương tạo độ kín tuyệt đối, giúp giữ nhiệt và ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Sàn phòng sạch (Cleanroom floor). Sàn cần đáp ứng được yếu tố về cách nhiệt, không ngấm nước, chống ẩm mốc, trơn trượt, không bám bụi, dễ vệ sinh, bảo trì. Chằng hạn như sàn nâng kỹ thuật, sàn Vinyl, sàn sơn Epoxy.
  • Cửa phòng sạch (Cleanroom door). Bên ngoài là khung nhôm, thép chịu lực tốt. Gioăng cao su gắn tại cạnh cửa để cản nước và bụi. Thân cửa là tấm Panel cách nhiệt hiệu quả. Có thể lắp đặt cửa 1 cánh hoặc 2 cánh. Trượt kéo tay hoặc đóng mở tự động.
  • Hệ thống điện, nước, ánh sáng. Những hệ thống này tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, bảo quản và mọi hoạt động bên trong phòng sạch. Để đảm bảo sự ổn định của tất cả các trạng thái, các hệ thống cần được lắp đặt, thiết kế theo tiêu chuẩn của phòng sạch.

7. Một số dụng cụ, thiết bị trong phòng sạch khác

Các dụng cụ trong phòng sạch thường có khả năng chống tĩnh điện, một số dụng cụ thường thấy:

  • Bàn thao tác inox. Loại bàn được dùng rộng rãi trong phòng sạch. Có khả năng chống ăn mòn tốt, không gỉ, chắc chắn, sạch sẽ, sáng bóng, dễ vệ sinh.
  • Ghế phòng sạch (Clean room bench). Được làm từ thép không gỉ và bọc da PU. Nhằm loại bỏ tĩnh điện bằng cách truyền các hạt tĩnh điện từ quần áo, sang ghế và truyền xuống đất.
  • Kệ đựng bảng mạch (Antistatic rack). Làm từ nhựa PP. Chống tĩnh điện, bảo vệ linh kiện và sản phẩm. Bảo vệ bảng mạch không bị hư hỏng.
  • Màn che (Antistatic curtain). Sản xuất từ nhựa PVC dẻo. Được dùng làm dải phân cách các khu vực làm việc hoặc rèm bảo vệ trong môi trường phóng điện tích nhẹ.
  • Tấm dính bụi (Sticky mat). Thường được đặt ở cửa ra vào hoặc khu vực công nhân đi lại. Có thể dính bụi bẩn từ đế giày, bánh xe đẩy và bụi bẩn sinh ra trong quá trình sản xuất.
  • Thảm cao su (Rubber mat). Được trải trên bàn làm việc hoặc mặt sàn của môi trường tĩnh điện. Giúp phân tán các hạt điện tích phát sinh.
  • Khăn lau phòng sạch (Clean room wiper). Có đặc điểm là thấm hút tốt, loại bỏ bụi bẩn và dung môi.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

KHÁI HƯNG GROUP – Dẫn đầu vật liệu cơ khí tại Việt Nam.

🏤Trụ sở: Số 379, Tổ 19, Khu phố 3, Long Bình, Biên Hoà, Đồng Nai Điện thoại: 038 400 3478
📨Email: sale@khaihunggroup.vn
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ